Lăng mộ đẹp – HỎI: Tôi là Phật tử, 18 tuổi. Lúc nhỏ, bà nội tôi có đem về nhà bức ảnh Phật Thích Ca. Tôi muốn dán hình Phật ấy lên tường nên lấy keo hai mặt để dán mà làm mãi vẫn không được. Vì bản tính nóng nảy, đang lúc tức giận tôi đã lấy một khúc cây đánh thẳng vào hình Phật. Dù không cố ý phá hình Phật, nhưng bức ảnh của Đức Phật đã bị tổn thương một vệt nhỏ.
Thêm nữa, tôi còn tô vẽ lên hai bức ảnh của Bồ-tát Quán Thế Âm (vẽ mắt, tô môi) khiến cho hình ảnh Ngài thiếu trang nghiêm. Giờ đây khi lớn lên, ngồi nhớ lại không biết tôi làm như vậy có phạm tội ngũ nghịch không? Tôi phải làm sao? Tôi rất sợ phạm tội này. Hiện tôi đang cần sự thanh thản, mong quý Báo giúp tôi.
(CÁT LƯỢNG, ncl0123456789@gmail.com)
Tuổi thơ vụng dại, có đôi khi mắc những lỗi khiến ta trăn trở dài lâu… – Ảnh chỉ mang tính minh họa
ĐÁP: Bạn Cát Lượng thân mến!
Tội ngũ nghịch là năm tội lớn, đại nghịch, không thể sám hối, bị đọa vào địa ngục, bao gồm: 1-Giết cha, 2-Giết mẹ, 3-Giết vị Thánh A-la-hán, 4-Phá hòa hợp Tăng, 5-Làm thân Phật chảy máu. Trong đó, tội ‘làm thân Phật chảy máu’ là cố ý làm tổn thương Đức Phật lúc còn tại thế. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, tội này là các hành vi cố ý đập phá tượng Phật, triệt hạ chùa chiền.
Theo như bạn đã trình bày, thiết nghĩ, bạn không phạm vào tội đại nghịch ‘làm thân Phật chảy máu’. Do tuổi trẻ bồng bột, nóng nảy, nghịch ngợm nên bạn chỉ phạm lỗi bất kính với Phật và Bồ-tát mà thôi. Lỗi này được tạo ra lúc còn nhỏ với nhiều nông nổi nên chư Phật, Bồ-tát (và chư vị Hộ pháp) cũng không chấp, vì thế bạn có thể sám hối, nếu thành tâm sám hối thì tội chướng tiêu trừ, thân tâm trong sạch.
Quan trọng nhất là bạn nhận ra được những việc làm ngày xưa của mình đối với Phật và Bồ-tát là lầm lỗi. Kế đến, bạn cần sắm sửa hương hoa đến chùa dâng cúng Tam bảo, chí thành lễ bái và phát lồ, tức nói ra những lầm lỗi trước đây của mình, nguyện xin sám hối, mong chư Phật, Bồ-tát xá tội, thề không tái phạm. Sau khi dâng lễ và phát nguyện sám hối ở chùa xong, bạn có thể tiếp tục thực hành sám hối tại chùa hoặc ngay tại tư gia của mình.
Bạn nên phát nguyện hành trì một bộ kinh sám như Hồng danh bửu sám, Thủy sám… Trong các kinh sám này có nghi thức được hướng dẫn cụ thể (nếu bạn chưa hiểu cách thức hành trì thì có thể nhờ một vị Tăng-Ni hay Phật tử hướng dẫn). Sám hối xong bạn cần phát nguyện từ nay về sau luôn xưng tán, tôn vinh, tu bổ, tôn tạo tượng Phật, Bồ-tát để chuộc lỗi. Theo lời Phật dạy, mọi tội lỗi xuất phát từ nơi tâm, sự sám hối tội lỗi cũng bắt đầu tại tâm. Phát tâm sám hối tha thiết, chí thành thì tội chướng tiêu trừ, thân tâm an lạc.
TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Vì Sao Nên Làm Mộ Đá Granite Nguyên Khối
Mộ Đá Granite hay Mộ Đá Hoa Cương là tên gọi để chỉ loại Mộ Đá được chế tác trên chất liệu đá tự nhiên [...]
Cách Phân Biệt Mộ Đá Granite Nhập Khẩu Và Mộ Đá Ganit Nội Địa
Mộ Đá Granite trên thị trường hiện nay đang có hai loại chính đó là : Mộ Đá granite nhập khẩu từ các nước như [...]
Cách Bố Trí Cây Xanh Trong Công Trình Lăng Mộ Đá
Trong một công trình Lăng Mộ Đá hay một công trình Lăng Mộ bình thường khác thì phần cây xanh là một trong những hạng [...]
Công Trình Lăng Mộ Đá Chuẩn Phong Thuỷ Tại Móng Cái
Khi xây dựng các công trình Lăng Mộ Đá thì yếu tố quy hoạch chuẩn về phong thủy là vô cùng quan trọng. Nó đòi [...]
Bí quyết chọn Cây hương đá phù hợp nhất
Cây hương đá còn được gọi với cái tên trong dân gian là bàn thờ ngoài trời (bàn thờ thiên, cây hương đá ngoài trời). [...]
Mộ Đá Granite Có Độ Bóng Cao Và Đẹp Theo Thời Gian
Mộ đá hoa cương hay Mộ đá granite là một trong những mẫu mộ đá đẹp phổ biến tại Việt Nam và cả thế giới. [...]
Bí quyết chọn Mộ đá granite , mộ đá hoa cương tốt nhất
Trong video này, Lăng Mộ Đá Anh Quân chia sẻ với các loại đá granite Mộ đá tốt nhất để bạn lựa chọn. Tôi cũng [...]
f86c08fb8865a172585c2e3f64aac27f
f86c08fb8865a172585c2e3f64aac27f do LĂNG MỘ ĐÁ HOA CƯƠNG – Làng nghề đá Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình tư vấn, thiết kế và thi công, xây [...]