GN – HỎI: Tôi được biết trong năm có các ngày vía Phật và Bồ-tát sau: “Ngày 1-1 âm lịch (ÂL), vía Bồ-tát Di Lặc. Ngày 8-2 ÂL, vía Phật Thích Ca xuất gia. Ngày 15-2 ÂL, vía Phật Thích Ca nhập diệt. Ngày 19-2 ÂL, vía Bồ-tát Quán Thế Âm đản sanh. Ngày 21-2 ÂL, vía Bồ-tát Phổ Hiền. Ngày 16-3 ÂL, vía Bồ-tát Chuẩn Đề. Ngày 4-4 ÂL, vía Bồ-tát Văn Thù. Ngày 15-4 ÂL, vía Phật Thích Ca đản sanh. Ngày 19-6 ÂL, vía Bồ-tát Quán Thế Âm thành đạo. Ngày 13-7 ÂL, vía Bồ-tát Đại Thế Chí. Ngày 30-7 ÂL, vía Bồ-tát Địa Tạng. Ngày 19-9 ÂL, vía Bồ-tát Quán Thế Âm xuất gia. Ngày 30-9 ÂL, vía Phật Dược Sư. Ngày 17-11 ÂL, vía Phật A Di Đà. Ngày 8-12 ÂL, vía Phật Thích Ca thành đạo”. Tôi thấy các chùa đều tổ chức lễ vía Phật và Bồ-tát Quán Thế Âm nhưng không tổ chức lễ vía Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền, Đại Thế Chí, Địa Tạng? Mong quý Báo giải thích cho tôi được rõ.
(ĐỨC TRUNG, trungphanc@yahoo.com.vn)
Đức Phổ Hiền (cưỡi voi trắng), giữa là Đức Quan Thế Âm cùng Đức Văn Thù (cưỡi sư tử) – Tranh: PGNN
ĐÁP:
Bạn Đức Trung thân mến!
Thường thì những ngày vía chư Phật và Bồ-tát trong năm các chùa đều tổ chức lễ vía để tưởng niệm và học theo công hạnh của các ngài. Sở dĩ một số ngày vía Phật và Bồ-tát có chùa tổ chức lễ nhưng có chùa lại không, thiển nghĩ là do các điều kiện khách quan hoặc là do nhân duyên chủ quan của chùa với vị Phật, Bồ-tát đó.
Điều kiện khách quan, ghi nhận thực tế cho thấy chỉ những ngày lễ vía Phật Thích Ca và Bồ-tát Quán Thế Âm được tổ chức trọng thể có đông đảo tín đồ Phật tử tham dự, còn các lễ vía khác thường được chùa kết hợp với các khóa lễ công phu thường nhật. Hình thức các lễ vía có tính nội bộ này rất đơn giản, trên nền của khóa lễ công phu hàng ngày, vị chủ lễ chỉ thêm lời khải bạch, xướng lễ danh hiệu và tụng sám về hạnh nguyện của vị Phật hay Bồ-tát mà đại chúng đang lễ vía.
Nhân duyên chủ quan, tùy theo truyền thống, tông phái, hệ phái, tông môn, hạnh nguyện, pháp môn của mỗi chùa mà có quan điểm, đối tượng cũng như cách thức lễ vía khác nhau. Phật giáo Việt Nam là nơi hội tụ của nhiều truyền thống (Bắc tông, Nam tông), tông phái (Thiền tông, Tịnh tông, Mật tông…) nên tùy theo quan điểm riêng của mỗi phái, mỗi chùa mà có cách thức tổ chức lễ vía khác biệt nhau.
TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Vì Sao Nên Làm Mộ Đá Granite Nguyên Khối
Mộ Đá Granite hay Mộ Đá Hoa Cương là tên gọi để chỉ loại Mộ Đá được chế tác trên chất liệu đá tự nhiên [...]
Cách Phân Biệt Mộ Đá Granite Nhập Khẩu Và Mộ Đá Ganit Nội Địa
Mộ Đá Granite trên thị trường hiện nay đang có hai loại chính đó là : Mộ Đá granite nhập khẩu từ các nước như [...]
Cách Bố Trí Cây Xanh Trong Công Trình Lăng Mộ Đá
Trong một công trình Lăng Mộ Đá hay một công trình Lăng Mộ bình thường khác thì phần cây xanh là một trong những hạng [...]
Công Trình Lăng Mộ Đá Chuẩn Phong Thuỷ Tại Móng Cái
Khi xây dựng các công trình Lăng Mộ Đá thì yếu tố quy hoạch chuẩn về phong thủy là vô cùng quan trọng. Nó đòi [...]
Bí quyết chọn Cây hương đá phù hợp nhất
Cây hương đá còn được gọi với cái tên trong dân gian là bàn thờ ngoài trời (bàn thờ thiên, cây hương đá ngoài trời). [...]
Mộ Đá Granite Có Độ Bóng Cao Và Đẹp Theo Thời Gian
Mộ đá hoa cương hay Mộ đá granite là một trong những mẫu mộ đá đẹp phổ biến tại Việt Nam và cả thế giới. [...]
Bí quyết chọn Mộ đá granite , mộ đá hoa cương tốt nhất
Trong video này, Lăng Mộ Đá Anh Quân chia sẻ với các loại đá granite Mộ đá tốt nhất để bạn lựa chọn. Tôi cũng [...]
f86c08fb8865a172585c2e3f64aac27f
f86c08fb8865a172585c2e3f64aac27f do LĂNG MỘ ĐÁ HOA CƯƠNG – Làng nghề đá Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình tư vấn, thiết kế và thi công, xây [...]