Lăng mộ đẹp Tỳ Hưu là gì? Ý nghĩa và tác dụng của Tỳ Hưu phong thủy mà ai cũng nên biết
Tỳ Hưu là gì? Có tác dụng ra sao mà lại được nhiều người ưa chuộng và sử dụng phổ biến như vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Tỳ Hưu để có thể giải đáp được câu hỏi trên.
Mục lục 1. Tỳ Hưu là gì? – Tỳ Hưu là con gì? – Truyền thuyết – sự tích về Tỳ Hưu 2. Ý nghĩa của Tỳ Hưu phong thủy 3. Tác dụng của Tỳ Hưu phong thủy 4. Phân loại Tỳ Hưu phong thủy
1. Tỳ Hưu là gì?
– Tỳ Hưu là con gì?
Theo quan niệm dân gian, Tỳ Hưu (tên tiếng Anh: Pixiu) vốn là một loài linh thú có đầu giống như con Lân, thân giống như gấu, toàn thân được bao bọc bởi một lớp vẩy rồng, trên đầu có sừng, trên lưng có cánh.
Người xưa chia Tỳ Hưu phong thủy thành 2 loại khác nhau gồm:
Thiên Lộc: Giống Tỳ Hưu có hình dáng uy phong, bụng lớn, mông to. Phần miệng rộng, trên đầu có 2 sừng. Thức ăn của Thiên Lộc là vàng, bạc, ngọc ngà, châu báu.
Tịch Tà: Giống Tỳ Hưu có miệng luôn há ra bên ngoài, toát lên vẻ dữ tợn và có duy nhất 1 sừng trên đầu. Loài này chuyên hàng yêu ma, thu phục yêu quái, cho nên thức ăn của nó là sinh khí của yêu ma.
– Truyền thuyết – sự tích về Tỳ Hưu
Truyền thuyết kể lại rằng, Tỳ Hưu vốn là 1 trong 9 người con của Long Vương gồm: Si Vẫn, Phụ Hí, Bệ Ngạn, Bí Hí, Bồ Lao, Toan Nghê, Trào Phong, Nhai Xế và Tỳ Hưu.
Trong số những người anh em của mình, Tỳ Hưu có thân hình với vẻ bề ngoài đẹp nhất, ở loài này luôn toát lên vẻ đẹp tuyệt vời mà những người anh em khác không có. Tuy vậy, khiếm khuyết duy nhất của Tỳ Hưu lại là không có hậu môn bẩm sinh.
Vì thế, Tỳ Hưu chỉ sống được vài ngày rồi chết yểu. Điều này khiến Ngọc Hoàng rất thương tình nên đã cho hóa thành một trong những linh vật của nhà trời chuyên phò trợ tài lộc cho dân gian.
Ngoài ra, còn 1 truyền thuyết khác lại cho rằng, thời vua Minh Thái Tổ ở Trung Quốc, khi gặp khó khăn về vấn đề tiền bạc để lo việc nước, nhà vua đã nhọc lòng lo nghĩ không yên. Vì quấ lo lắng, đến đêm ngủ nhà vua hay nằm mơ.
Trong một giấc mơ nọ, ông thấy một con vật có hình dáng giống với Kỳ Lân với thân hình to lớn, đầu như sư tử, có sừng xuất hiện ở khu vực trước cung điện.
Không những vậy, loài vật này còn đang ra sức nuốt những thỏi vàng, châu báu trong cung. Khi tỉnh dậy, vì quá hoảng sợ về giấc mơ kỳ lạ nên nhà vua đã mời thầy phong thủy về tìm hiểu chuyện và được biết đó là điềm may mắn. Khu vực xuất hiện loài linh vật ấy là cung tài, đất đó là đất thiêng.
Vì thế, nhà vua đã cho xây dựng 1 cổng thành trên trục Bắc, đường dẫn vào khu Tử Cấm Thành, ngay chỗ Tỳ Hưu xuất hiện. Nhà vua còn cho làm một khối tượng Tỳ Hưu bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao ở khu “Tài môn”. Từ đó, thời đại nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có.
Hay một truyền thuyết khác về Tỳ Hưu nhưng có liên quan đến nhân vật “quan tham” vô cùng nổi tiếng của Trung Hoa là Hòa Thân. Thuở thiếu thời, nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo tới mức không có nổi 10 lượng bạc nộp cho quan để nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại.
Sau đó, Hòa Thân đã nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lượng bạc nên có cơ hội tiến vào quan trường. Dưới thời vua Càn Long, Hòa Thân là nhân vật “dưới 1 người trên triệu triệu người”. Ngân khố quốc gia ngày càng vơi đi mà nhà Hòa Thân ngày càng giàu hơn.
Vì lý do này mà thời đó thịnh hành câu nói: “Những gì nhà vua có thì Hòa Thân cũng có, những gì Hòa Thân có thì vua chưa chắc đã có”.
Đến khi Hòa Thân bị xử tội, quan quân đến khám xét đã tá hỏa khi thấy tài sản tịch thu của Hòa Thân còn gấp 10 lần những gì nhà vua đang có.
Ngôi nhà của Hòa Thân có 2 vật trấn trạch cất giấu trong hòn giả sơn là con Tỳ Hưu và chữ Phúc do chính vua Khang Hy viết tặng bà nội ông ta trong ngày mừng thọ. Khi đập vỡ hòn giả sơn, các quan viên mới phát hiện trong núi đá ấy có con Tỳ Hưu.
Điều đáng nói là con Tỳ Hưu của Hòa Thân lớn hơn của nhà vua. Ngọc để tạc Tỳ hưu của Hòa Thân là ngọc phỉ thúy màu xanh mát rượi, trong khi nhà vua chỉ dám tạc bằng bạch ngọc.
Hơn thế nữa, bụng và mông con Tỳ Hưu của Hòa Thân to hơn mông và bụng con của vua. Chính điều này khiến dân gian tin rằng đó là lý do khiến Hòa Thân nhiều vàng bạc hơn nhà vua.
2. Ý nghĩa của Tỳ Hưu
Ý nghĩa của Tỳ Hưu là gì? Vì được chia làm 2 loại và Tỳ Hưu Tịch Tà và Tỳ Hưu Thiên Lộc cho nên mỗi loại lại có ý nghĩa khác nhau như sau:
– Tỳ Hưu Tịch Tà: Loài Tỳ Hưu này chỉ có 1 sừng, hình dáng hung dữ. Truyền thuyết cho rằng loài này chuyên đi diệt tà ma, ác quỷ nên ý nghĩa của nó là trừ tà, hóa sát rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, loại Tỳ Hưu 1 sừng này còn có năng lực khắc chế được “Ngũ Hoàng đại sát” – một sát tinh trong phong thủy.
Do đó, Tỳ Hưu Tịch Tà được dùng như vật phẩm phong thủy hóa sát, có thể giúp chủ nhân tránh được những hung khí, tà ma, giúp hóa dữ thành lành, đem đến vận may và bình an cho cả gia đình người sử dụng.
– Tỳ Hưu Thiên Lộc: Loài Tỳ Hưu 2 sừng này không hung dữ như loài 1 sừng. Chúng chuyên ăn vàng bạc, châu báu, ăn vào là không nhả ra do không có hậu môn nên ý nghĩa của nó là để chiêu tài lộc.
Tỳ Hưu 2 sừng vừa giúp gia chủ chiêu tài lộc, tiền bạc dư dả, làm ăn ngày càng phát đạt, công danh sự nghiệp thăng tiến vừa có tác dụng canh giữ để số của cải đó không “đội nón ra đi”.
3. Tác dụng của Tỳ Hưu
Tác dụng của Tỳ Hưu phong thủy được phân loại theo màu sắc, chất liệu làm nên Tỳ Hưu. Vậy Tỳ Hưu màu nào tốt nhất, cụ thể như sau:
– Tỳ Hưu màu xanh thường làm từ ngọc phỉ thúy, ngọc bích, đá ruby Nam Phi… có tác dụng chiêu tài, dẫn lộc, giúp thăng quan tiến chức.
– Tỳ Hưu màu đen thường được làm từ thạch anh đen, thạch anh khói, đá hắc ngà Nam Mỹ… có tác dụng vượng tài, trừ tiểu nhân, mang may mắn đến cho gia chủ.
– Tỳ Hưu màu trắng thường được làm từ thạch anh pha lê, đá sapphire trắng… giúp hút tài hút lộc, đặc biệt còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.
– Tỳ Hưu màu vàng làm từ đá mắt hổ, ngọc tủy… có tác dụng bổ sợ tài lộc, công danh, sức khỏe và hóa giải sao xấu cho chủ nhân.
– Tỳ Hưu màu đỏ được làm từ đá kim sa, thạch anh tóc đỏ, đá mặt trời, ruby… trợ lực cho tài lộc trong công danh sự nghiệp.
– Tỳ hưu màu tím và hồng có tác dụng thúc đẩy duyên đào hoa, trợ lực cho tình yêu đôi lứa.
4. Phân loại Tỳ Hưu
Nhờ vào ý nghĩa và tác dụng phong thủy may mắn, nhu cầu sử dụng Tỳ Hưu của người tiêu dùng ngày càng cang. Do đó, trên thị trường cũng xuất hiện rất nhiều loại Tỳ Hưu với các hình dáng, kích thước, nguyên liệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu đó.
– Xét về hình dáng bên ngoài thì đa số Tỳ Hưu trên đầu đều có 1 cái sừng, có bờm, một số con được chế tác thêm cánh với lông đuôi có tua.
– Về mục đích sử dụng, có loại Tỳ Hưu được đặt trên ban thờ, Tỳ Hưu để bàn làm việc, Tỳ hưu kéo bắp cải, vòng tay Tỳ Hưu, vòng cổ, dây chuyền, nhẫn Tỳ Hưu… vô cùng đa dạng.
– Về nguyên liệu, Tỳ Hưu có thể được chế tác từ gỗ, Tỳ Hưu làm bằng đá, Tỳ Hưu làm từ ngọc, bằng sứ, bằng đồng…
Đọc thêm: Tì hưu làm bằng chất liệu gì tốt nhất? để biết chi tiết.
Trong đó, loại Tỳ Hưu được chế tác từ nguyên liệu đá đang phổ biến và được nhiều người lựa chọn hơn hẳn để trưng bày. Loại Tỳ Hưu này không chỉ có mẫu mã đa dạng, bền đẹp mà còn có giá cả hợp lý, phù hợp với số đông người có nhu cầu.
Còn với các loại trang sức, Tỳ Hưu thường được chế tác bằng ngọc hoặc đồng là phổ biến hơn cả.
Trên đây là những thông tin giải thích cụ thể Tỳ Hưu là gì, bạn đọc có thể hiểu và biết cách dùng đúng vật phẩm phong thủy này để chiêu tài vượng lộc.